I. Mục tiêu của chương trình đào tạo (Program Objectives: POs)
- Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Ngôn ngữ Pháp của Trường Đại
học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng đào tạo người học sau khi tốt nghiệp, những Cử nhân này có
kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngôn ngữ – văn hóa của khối Cộng đồng Pháp ngữ; có khả
năng vận dụng vào nghiên cứu những vấn đề về ngôn ngữ, văn hóa, du lịch; có kỹ năng thực hành
nghiệp vụ biên – phiên dịch có phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, nghề nghiệp, và sức khỏe
tốt để có thể làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn về ngôn ngữ, văn hóa và du
lịch đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động có liên quan đến tiếng Pháp tại miền Trung và
Tây Nguyên. - Mục tiêu cụ thể
Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHĐN đào tạo người học tốt nghiệp trình độ Cử nhân, CTĐT ngành ngôn ngữ Pháp
PO1: Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật làm nền làm nềntảng cho việc tiếp thu kiến thức chuyên sâu, phát triển tư duy logic và khoa học cho cử nhânngành Ngôn ngữ Pháp.
PO2: Có kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành để có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vựcsử dụng tiếng Pháp và có thể học tập ở trình độ cao hơn.
PO3: Rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm để có thể làm việc độc lập,thích nghi với môi trường làm việc và đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp.
PO4: Nhận thức rõ về ý thức tự học, tự nghiên cứu, phát triển nghề nghiệp cá nhân, quản lý vàđánh giá hiệu quả công việc.
II. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (Program Learning Outcomes: PLOs)
Người học tốt nghiệp CTĐT ngành Ngôn ngữ Pháp tại Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 6 (đối với đại học) theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam 2016 có khả năng:
PLO1: Vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học chính trị và pháp luật trong việc rèn luyện phẩm chất chính trị của người học.
PI 1.1: Vận dụng được những nguyên lý cơ bản của triết học Mác – Lênin trong việc rèn luyện phẩm chất chính trị của người học.
PI 1.2: Vận dụng được tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, pháp luật Việt Nam trong thực tiễn.
PLO2: Vận dụng được các kiến thức khoa học xã hội (ngoài ngôn ngữ Pháp) và công nghệ thông tin để làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ, liên văn hóa.
PI2.1: Vận dụng được các kiến thức về khoa học xã hội trong môi trường học tập và nghiên cứu.
PI2.2: Vận dụng được các kiến thức và kỹ năng của ngoại ngữ thứ 2 (đạt trình độ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương) trong môi trường đa ngôn ngữ, liên văn hóa.
PI2.3: Vận dụng được các kiến thức tin học (đạt chuẩn theo quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hiện hành) trong môi trường học tập và nghiên cứu.
PLO3: Sử dụng thành thạo tiếng Pháp (đạt trình độ bậc 5 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ tương đương) trong giao tiếp và các hoạt động thực tiễn.
PI 3.1: Có thể nghe hiểu được diễn văn, chương trình truyền hình hoặc phim bằng tiếng Pháp một cách dễ dàng.
PI 3.2: Có thể diễn đạt ý tưởng hoặc ý kiến một cách rõ ràng về những chủ đề phức tạp.
PI 3.3: Có thể hiểu được các văn bản, thông tin hoặc bài báo dài và có độ phức tạp cao bằng tiếng Pháp.
PI 3.4: Có thể viết được những chủ đề phức tạp bằng tiếng Pháp trong một lá thư, một bài luận hoặc một báo cáo có độ dài tối thiểu 250 từ.
PI 3.5: Có thể sử dụng được các kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hóa Pháp và cộng đồng Pháp ngữ trong các hoạt động thực tiễn.
PLO4: Có kỹ năng làm việc theo nhóm hiệu quả
PLO5: Có khả năng phản biện và tư duy sáng tạo khởi nghiệp
PI 5.1: Có khả năng phản biện trong giao tiếp và xử lý tình huống.
PI 5.2: Có khả năng đề xuất các ý tưởng mới phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề thực tiễn/khởi nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực có sử dụng tiếng Pháp.
PLO6: Có khả năngtự học, tự định hướng để phát triển nghề nghiệp cá nhân.
PI 6.1: Có khả năng tự học hỏi và nâng cao kiến thức.
PI 6.2: Có khả năng tự định hướng để phát triển nghề nghiệp cá nhân.
PLO7: Có khả năng quản lý và đánh giá hiệu quả công việc.
PI 7.1: Có thể quản lý công việc một cách chuyên nghiệp.
PI 7.2: Có thể đánh giá hiệu quả công việc.
PLO8A: Có khả năng thực hiện được biên phiên dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và ngược lại.
PI 8A.1: Có khả năng biên dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và ngược lại
PI 8A.2: Có khả năng phiên dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và ngược lại
PLO8B: Có khả năng thực hiện được nghiệp vụ hướng dẫn du lịch.
PI 8B.1: Có khả năng tổ chức và xây dựng chương trình thăm quan du lịch
PI 8B.2: Có khả năng nhận diện tâm lý du khách và thuyết minh cho cuộc thăm quan
PLO8C: Có khả năng thực hiện các tác vụ truyền thông; xây dựng kế hoạch và tổ chức các sự kiện.
PI 8C.1: Có khả năng thực hiện các tác vụ truyền thông. PI 8C.2: Có khả năng xây dựng kế hoạch và tổ chức các sự kiện .
III. Ma trận quan hệ giữa Mục tiêu và Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
Mối liên hệ giữa mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT ở bảng bên dưới cho thấy rằng sinh viên có thể đạt được mục tiêu của CTĐT nếu đáp ứng được các chuẩn đầu ra của CTĐT.
IV. Ma trận đối sánh chuẩn đầu ra CTĐT với khung trình độ quốc gia Việt Nam
V. Cơ hội việc làm và khả năng học tập sau đại học
1. Cơ hội việc làm
Sinh viên tốt nghiệp CTĐT ngành Ngôn ngữ Pháp có thể làm việc tại các cơ quan nghiên cứ ngôn ngữ, các doanh nghiệp liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Pháp, tại các đơn vị, cơ quan có liên quan đến báo chí và truyền thông đại chúng như các cơ quan văn hóa – tư tưởng, các cơ quan, tổ chức truyền thông vận động xã hội, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, chính trị xã hội và các công ty về du lịch … …
2. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp Sinh viên có thể theo học các ngành sau đại học trong nước như: Ngôn ngữ Pháp, ngôn ngữ đối chiếu hoặc theo học các ngành về ngôn ngữ, truyền thông và du lịch ở các nước có sử dụng tiếng pháp.
VI. Tiêu chí tuyển sinh và điều kiện tốt nghiệp
1. Tiêu chí tuyển sinh
CTĐT ngành Ngôn ngữ Pháp, chuyên ngành Tiếng Pháp chấp nhận các ứng viên đảm bảo những điều kiện sau:
- Tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Đạt điểm chuẩn đầu vào theo quy định mỗi năm.
2. Điều kiện tốt nghiệp
Sinh viên được trường xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
1. Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
2. Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên; 3. Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
VII. Chiến lược giảng dạy và học tập
Nhằm giúp sinh viên đạt được các mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT ngành Ngôn ngữ Pháp, trường đã thiết kế các chiến lược và phương pháp dạy học cụ thể như sau:
1. Dạy học trực tiếp
- Giải thích cụ thể
- Thuyết giảng
2. Dạy kỹ năng tư duy
Các phương pháp giảng dạy theo chiến lược này gồm:
– Giải quyết vấn đề
– Học theo tình huống
3. Dạy học tương tác
Các phương pháp giảng dạy theo chiến lược này gồm:
– Tranh luận
– Thảo luận
– Học nhóm
4. Dạy học dựa vào công nghệ
Các phương pháp giảng dạy theo chiến lược này gồm:
– Học trực tuyến Các phương pháp giảng dạy và học tập nói trên giúp sinh viên đạt được chuẩn đầu ra CTĐT, thể hiện trong bảng dưới đây: